Công ty triển khai chương trình "Cầu nối yêu thương", được chạy liên tục xuyên suốt 5 năm tới với nguồn kinh phí được trích từ lợi nhuận.
Hình ảnh trẻ em tại nhiều khu vực miền núi vất vả vượt qua những con đường hiểm trở, lội qua những con suối sâu hay đi chênh vênh trên cây cầu mục ruỗng để tới trường luôn khiến người xem không khỏi chạnh lòng.
Hiểu được những điều đó, thương hiệu Nhựa Tiền Phong khát khao mang đến những cây cầu dân sinh cho người dân ở những nơi còn khó khăn, giao thông hiểm trở tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và đặc biệt là mong muốn rẻ em an toàn đến trường mỗi ngày. Công ty đã xây dựng và triển khai chương trình "Cầu nối yêu thương", bắt đầu từ tháng 10. Chương trình dự kiến được chạy liên tục xuyên suốt 5 năm tới với nguồn kinh phí được trích từ lợi nhuận.
Người dân tại xã Pá Khoang, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hằng ngày phải đi qua một cây cầu cũ, mục ruỗng.
Cây cầu đầu tiên trong chương trình được Nhựa Tiền Phong lựa chọn triển khai là tại xã Pá Khoang, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, nối tới hai điểm trường - trường mầm non và tiểu học số một xã Pá Khoang. Nơi đây chỉ có một cây cầu duy nhất để hơn 500 em học sinh đi học hàng ngày, tuy nhiên, đã bị mục ruỗng nghiêm trọng, có thể sập bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, con đường dài khoảng 250m tới trường lầy lội, bùn sình, nếu không cẩn thận sẽ trượt chân xuống suối. Nhận thấy tính cấp thiết, Nhựa Tiền Phong đã lên kế hoạch tu bổ và làm thêm con đường mới để bà con và đặc biệt các em học sinh yên tâm trên tới trường
Vào ngày 2/11, lễ khởi công xây dựng cây cầu đã được tổ chức. Lễ khởi công có sự góp mặt của các lãnh đạo đại diện các cấp tỉnh, huyện, xã, các cơ quan báo chí, truyền hình tỉnh Điện Biên, đại diện quỹ Tấm Lòng Việt - Đài truyền hình Việt Nam, đại diện Công ty Nhựa Tiền Phong. Chương trình còn được Đài truyền hình Việt Nam, Điện Biên và Hải Phòng ghi hình và đưa tin.
Lễ khởi công xây dựng cầu.
Chủ tịch công đoàn của Nhựa Tiền Phong cho biết: "Chúng tôi đã thực hiện chuyến khảo sát thực tế cây cầu dẫn tới hai điểm trường tiểu học số một và mầm non xã Pá Khoang. Sau những trải nghiệm thực tế và tận mắt chứng kiến sự khó khăn, nguy hiểm của bà con và các em học sinh nơi đây, Nhựa Tiền Phong đã gấp rút lên kế hoạch tu bổ cây cầu và làm mới con đường với mục đích rút ngắn tối đa thời gian xây dựng mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Chúng tôi tin tưởng rằng với điều kiện thời tiết thuận lợi, chỉ trong vòng 30 ngày nữa, công trình sẽ được hoàn thành và sẽ là một cầu nối vững chãi cho các em trên con đường tới trường, cho người dân an tâm di chuyển". Đồng thời, tại buổi lễ, Nhựa Tiền Phong cũng đã trao tặng 535 suất quà cho các em học sinh của hai điểm trường. Đó là trường mầm non và trường tiểu học số một xã Pá Khoang. Bên cạnh đó, quỹ Tấm Lòng Việt - Đài truyền hình Việt Nam cũng tặng 10 suất học bổng, mỗi suất trị giá một triệu đồng cho 10 em học sinh giỏi vượt khó.
Công ty trao học bổng cho 10 học sinh giỏi có hoàn cảnh khó khăn.
Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tiền thân là Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong, được thành lập từ năm 1960 với quy mô gồm bốn nhà xưởng chính. Đó là phân xưởng cơ khí, nhựa trong (polystyrol) và bóng bàn, đồ chơi. Ngày 19/5/1960, Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong khánh thành, đi vào hoạt động với nhiệm vụ ban đầu là sản xuất các mặt hàng phục vụ thiếu niên nhi đồng và sau này là sản xuất các loại ống nhựa phục vụ nhu cầu khắp cả nước.
Hơn 50 năm qua, tập thể cán bộ, công nhân viên của công ty từng bước nỗ lực hết mình, với bốn nhà máy sản xuất tại Hải Phòng, Bình Dương, Nghệ An, Vientiane. Với hàng nghìn điểm bán, hệ thống phân phối sản phẩm của Nhựa Tiền Phong đã phủ kín khắp tỉnh thành của Việt Nam và lan tỏa sang Lào, Campuchia. Năm 2016, Nhựa Tiền Phong là một trong 88 thương hiệu đạt giải thưởng Thương hiệu quốc gia - Vietnam value